Việc đưa ra các tiêu chí cụ thể để tiến hành mua máy ép cao su là công đoạn cần thiết để xác định và chuẩn bị chi phí hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Các tiêu chí gợi ý sau đây, bạn đọc có thể tham khảo trước khi tiến hành mua máy ép nhé !
1. Nhu cầu sản xuất:
- Loại sản phẩm: doanh nghiệp cần biết được sẽ ép loại sản phẩm cao su nào dựa trên các yêu cầu về kích thước, độ dày, hình dạng của sản phẩm đưa ra quyết định kích thước bàn ép và lực ép của máy.
- Số lượng: doanh nghiệp phải biết được quy mô sản xuất của nhà máy là bao nhiêu? Nếu sản xuất số lượng lớn, doanh nghiệp nên chọn máy có năng suất cao, lực ép mạnh để đem lại các sản phẩm chất lượng.
- Chất lượng sản phẩm: Bạn yêu cầu độ chính xác và độ đồng đều của sản phẩm đến đâu?
2. Đặc tính kỹ thuật của máy:
- Lực ép: việc xác định được lực ép tối đa của máy 200T, 250T, 300T …phải đủ để ép được sản phẩm của doanh nghiệp .
- Kích thước bàn ép: tùy theo hình dạng của sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn máy ép cao su có bàn ép đủ rộng để chứa sản phẩm cần ép.
- Hành trình piston: kích thước khuôn sẽ quyết định hành trình piston cần thiết để ép đầy khuôn, ngoài ra tính chất của cao su như độ nhớt, độ đàn hồi cũng ảnh hưởng đến hành trình piston; việc thiết lập hành trình piston cũng ảnh hưởng đến độ chính xác, độ đồng đều của sản phẩm cao su.
- Áp suất làm việc: là một thông số kỹ thuật vô cùng quan trọng, thể hiện rõ mức áp lực của máy tạo ra để ép cao su vào khuôn và tạo hình sản phẩm cao su. Nói một cách chính xác hơn, đó là lực ép được tạo ra trên mỗi đơn vị diện tích của khuôn ép. Việc thiết lập áp suất phù hợp mang lại sự hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ và giảm tiêu hao năng lượng của máy. Lưu ý rằng, áp suất càng cao thì thời gian ép càng ngắn
- Chế độ làm việc: Tự động hay bán tự động?
- Công suất: Công suất motor quyết định tốc độ, khả năng tạo lực ép của máy. Theo tỷ lệ thuận, công suất motor càng lớn thì máy ép cao su có lực ép càng mạnh mẽ, giúp tạo ra những sản phẩm có độ cứng cao hoặc kích thước lớn. Nhược điểm khi sử dụng công suất motor lớn sẽ gây tiêu thụ điện năng càng nhiều.
3. Tính năng và công nghệ:
- Hệ thống điều khiển: là sự kết hợp sử dụng van thủy lực, lập trình (PLC), số liệuđóng vai trò như “bộ não” điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất quyết định độ chính xác, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Các thông số kỹ thuật: áp suất, nhiệt độ, thời gian, hành trình piston qua quá trình điều khiển đem lại chức năng tự động hóa các chu trình sản xuất, giảm thiểu sự can thiệp của con người.
- Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát đóng vai trò duy trì nhiệt độ ổn định của khuôn ép,tăng tuổi thọ của máy và khuôn, tăng hiệu suất, đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm, ngăn ngừa quá nhiệt.
- Tính năng an toàn: việc trang bị các tính năng an toàn như cảm biến quá tải, hệ thống báo động, cảm biến vị trí, màn chắn, khóa an toàn, điều khiển khóa khẩn cấp…. là lựa chọn đúng đắn, không chỉ đảm bảo an toàn cho người vận hành mà còn giúp tăng hiệu suất của máy ép cao su.
- Công nghệ tiên tiến: ngoài máy ép cao su truyền thống, thì việc doanh nghiệp có yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như yêu cầu tích hợp các công nghệ mới vào máy ép thì Head Tech vẫn có thể đáp ứng được như ép chân không, ép nhiệt,…
Head Tech chuyên cung cấp máy ép cao su uy tín, chất lượng tốt tại Việt Nam, được sản xuất và lắp rắp theo dây chuyền công nghệ hiện đại. Dịch vụ hậu mãi có chế độ bảo hành, bảo trì tốt, cung cấp linh kiện thay thế nhanh chóng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn mua máyép cao su tại Head Tech. Nếu muốn Head Tech cung cấp thêm thông tin về một khía cạnh cụ thể nào đó, khách hàng đừng ngần ngại liên hệ 0938572448 – Head Tech luôn sẵn sàng phục vụ !